Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Nguyên tắc cơ bản giữ gìn trang sức bạc

Rất nhiều người có chung câu hỏi khi có trong tay một món trang sức bạc nhỏ nhắn, long lanh và sáng bóng. Làm thế nào để giữ gìn vẻ đẹp lúc ban đầu của trang suc được lâu dài?
Hãy nhớ những nguyên tắc cơ bản sau:

1. Tháo ra khi cần thiết
Dù rằng rất yêu quý chiếc nhẫn cưới và lúc nào cũng muốn thấy nó nơi ngón tay mình nhưng bạn cũng cần biết tháo nó ra lúc cần. Đối với các trang sức khác cũng vậy. Quy tắc này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó lại thường bị lãng quên nhiều nhất.

Khi bạn chơi thể thao, làm việc nhà hay làm việc gì đó nặng có thể va đập trang sức trong lúc hoạt động, bạn nên tháo bỏ chúng ra và để gọn vào một chỗ an toàn. Hay khi đi bơi, bạn cũng không nên mang trang sức vì chất Clo có nhiều trong nước bể bơi hay muối mặn trong nước biển sẽ làm hỏng chúng. Ngay cả khi đi tắm, giặt quần áo những hóa chất bạn dùng cũng sẽ làm trang sức của bạn xuống sắc. Vậy nên tốt nhất là hãy tháo chúng ra. Trang sức cũng như một đứa trẻ vậy, cần được chúng ta nâng niu bảo vệ và che chở.

2. Để trang sức tránh xa hóa chất
Trừ kim cương hay các loại đá quý, tất cả các trang sức làm từ vàng, bạc, platine, bạc trắng hay ngọc trai đều không nên tiếp xúc với bất cứ một loại hóa chất nào. Các loại hóa chất có thể phá hủy trang sức của bạn lúc nào chẳng hay đấy.

3. Lau rửa thường xuyên
Một món trang sức sẽ không thể sáng bóng và lấp lánh như khi mới mua về nếu bạn không thường xuyên vệ sinh cho chúng. Trong suốt quá trình đeo, bụi bẩn từ môi trường, các vết bẩn bị dây vào trang sức khi ăn uống, trang điểm… hay những tế bào chết từ người chúng ta sẽ bám vào và làm cho chúng trở nên xỉn đi. Vì thế, bạn nên thực hiện vệ sinh trang sức thường xuyên, khoảng 2, 3 lần một tuần.

Đối với trang sức bằng bạc, đây là loại trang sức hay bị xỉn do bạc có đặc tính hút mồ hôi. Để lấy đi lớp xỉn trên bề mặt này, bạn hãy dùng dung dịch soda, ngâm trang sức vào dung dịch trong khoảng 1 phút rồi rửa lại bằng nước và thấm khô.

Một cách đơn giản hơn để làm sạch bạc là thoa kem đánh răng rồi dùng bàn chải mềm chải sạch trong nước cho đến khi sáng bóng như mới. Ngoài ra có thể dùng nước rửa bát pha loãng ngâm trang sức bạc trong khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn cotton mềm. Tuyệt đối không nên rửa trang sức bạc bằng axit sẽ làm hỏng chúng.

>> Làm sạch trang sức bạc với khăn lau chuyên dụng

Trong sinh hoạt hàng ngày, nên tránh để trang suc bằng bạc tiếp xúc với nước hoa, khí amoniac, xà phòng, muối mặn, đậu phụ…

Khi cất giữ trang sức bạc, nên chú ý giữ gìn cẩn thận, tránh để trang sức chồng lên nhau dễ bị méo, bị gãy, đứt.

4. Cất giữ cẩn thận

Khi không đeo một món trang sức nào đó, bạn nên cất giữ chúng cẩn thận. Tốt nhất là nên cho vào trong chiếc hộp ban đầu của chúng với bông mút lót cho êm mềm, tránh trường hợp bị đè dẫn đến bị méo, gãy, đứt. Và tất nhiên trước khi đem cất đi, bạn cần phải vệ sinh món trang sức đó thật sạch sẽ rồi.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Vì sao lại có nhẫn đôi cưới?


Ngày nay chiếc nhẫn là vật quan trọng trong hôn lễ, và nó đã "xuất hiện" hơn 1000 năm. Vào thế kỷ thứ 9, Kitô giáo đã phỏng tạo nó theo ngoại giáo. Nguồn gốc do sự mê tín dị đoan cổ đại, do ma thuật và việc bắt cóc người vợ. Hình dáng chiếc nhẫn vừa thực dụng, vừa an toàn, vừa tiêu biểu. Theo chữ viết Ai Cập, vòng tròn tượng trưng cho sự vĩnh hằng, và hôn nhân được coi là sự nối kết suốt đời.

Chiếc nhẫn xuất xứ ở Phương Đông, phiên bản của người Hy Lạp cổ đại. Sau đó, người Rôma coi là thói quen và truyền thống, cuối cùng, cả thế giới đều theo. Ngày nay, chiếc nhẫn đeo tay làm theo kiểu dải băng lớn quấn quanh cổ tay, cổ chân hoặc eo. Loài người sơ khai tin vào ma thuật, người đàn ông quấn sợi dây quanh người phụ nữ mà chính người đó đã chọn cho mình, và tin rằng "Chiếc vòng kỳ diệu" này sẽ "Trói buộc" nàng với chàng.

Như vậy, nàng thuộc về chàng bởi sức mạnh siêu nhiên không bao giờ khả dĩ phân ly. Người ta còn tin rằng có "bùa mê" trong chiếc nhẫn sẽ ngăn cản thần dữ "quấy nhiễu" cô dâu để đe doạ hạnh phúc hôn nhân.

Trong nhiều huyền thoại đã có lệ "bắt" vợ. Do đó, chiếc nhẫn có từ thời mẫu hệ, khi người đàn ông còn quấn vải quanh cổ tay và cổ chân người phụ nữ để tượng trưng rằng nàng thuộc về chàng.

Thực ra nhẫn đôi cưới có từ chiếc nhẫn đính hôn. Chiếc nhan doi cưới do đó đã có thời gắn liền với việc mua bán phụ nữ và vẫn được ghi nhớ bằng của hồi môn của cô dâu.

Chiếc nhẫn theo thói quen người Rôma cổ đại là để tránh sự phản bội và lời thề chung thuỷ. Theo thuật ngữ cận đại, chiếc nhẫn là sự thiết lập đầu tiên.Từ đó, chiếc nhẫn "nói" cho những chàng trai khác biết rằng " Hoa đã có chủ". Với người Do thái, chiếc nhẫn được biết đến từ thế kỷ thứ 8 (sau công lịch). Nó thay thế cho thói quen trao đồng tiền nhỏ cho cô dâu như một lời hứa về khả năng của người chồng phải có trách nhiệm với vợ mình. Chiếc nhẫn không chủ đích là đồ trang sức, nhưng là để phụ nữ biết quý trọng báu vật.
>> Xu hướng nhẫn đôi cưới cho giới trẻ
Từ xa xưa, theo kết quả những cuộc khai quật và tài liệu kinh thánh đã chứng minh chiếc nhẫn là một dấu ấn, và chứng thực những gì đã ký kết. Trao nhẫn cũng biểu hiện trao quyền: Vua Pharaoh đã tháo nhẫn và trao cho Joseph quyền cai quản. Cũng vậy, việc trao nhẫn đôi cưới cho vợ chứng tỏ nàng đến để chia vui sẻ buồn với chàng và được công nhận quyền bình đẳng trong gia sự, hình tròn biểu tượng tính vĩnh viễn của hôn ước. Năm 800 (sau công lịch), Đức giáo hoàng Nicholas đã áp dụng việc dùng nhẫn trong hôn lế tôn giáo, vừa là kỷ vật vừa là lời hứa trung thành của khế ước hôn nhân, biểu hiện tính vĩnh viễn trọn vẹn của tình yêu. Điều đó nhắc nhở người vợ về tính thánh thiện của hôn nhân. Hình tròn của của chiếc nhẫn cũng biểu hiện sự hoà hợp và hoàn hảo. Sự vừa vặn đeo nhẫn vào ngón tay là biểu hiện tính liên tục của hệ luỵ thiêng liêng và nhắc nhở cả hai vợ chồng rằng tình yêu "chảy" vào nhau theo chu kỳ vòng tròn không ngừng và mãi mãi.

Theo phân tâm học, chiếc nhẫn đôi cưới đeo ở ngón tay là biểu hiện hệ luỵ hôn nhân luôn gắn bó người nam và người nữ với nhau qua tình yêu và lòng chung thuỷ "khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, khi vui sướng cũng như lúc gian nan, khi nghèo cũng như lúc giàu...".

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Nhẫn đôi cưới bằng đá quý


Căn cứ vào cung mệnh của vợ và chồng, các đôi có thể chọn cho mình các loại đá quý phù hợp để thiết kế nhẫn đôi cưới. Hãy tìm hiểu các mẫu nhan doi cưới mới nhất của năm nay để chọn cho bạn một cặp nhất cưới có kiểu dáng ứng ý và đem lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống vợ chồng của bạn.

Các mẫu nhẫn đôi cưới mới nhất năm nay đã cho bạn thấy một xu hướng thời trang nhẫn cưới khác hẳn mọi năm. Nổi bật lên, đó là việc sử dụng các loại đá quý màu khi thiết kế nhẫn cưới.

Căn cứ vào cung mệnh của vợ và chồng, các đôi có thể chọn cho mình các loại đá quý phù hợp để thiết kế nhẫn cưới. Không còn đơn giản với kim cương, từ này các loại đá quý như Garnet (ngọc hồng lựu), Amethyst (thạch anh tím), Aquamarine (ngọc xanh biển), Emerald (ngọc lục bảo), Ruby (hồng ngọc), Peridot (ngọc lục bảo chiều tà), Sapphire, Opal, Tourmaline (ngọc mắt mèo), Citrine (thạch anh vàng), Turquoise, BlueTopaz cũng được sử dụng để làm nên những kiểu dáng nhẫn cưới hết sức sang trọng và đẹp mắt.
Bên cạnh đó, những mẫu nhẫn đôi cưới đi về chi tiết với những hoa văn được điêu khắc một cách nghệ thuật trên đôi nhẫn cưới cũng được khá nhiều bạn trẻ yêu thích. Vẻ cầu kỳ nhưng vô cùng tinh tế của những đôi nhẫn này đã nói lên được thẩm mỹ hợp thời của đôi vợ chồng trẻ. Những mẫu nhẫn này không quá đắt vì sử dụng chất liệu vàng thông thường và không cần thiết đến các mặt đá quý lớn.

Phá cách hơn đối với những đôi vợ chồng trẻ đó là việc sử dụng nhẫn vàng 2 màu hoặc pha màu. Chỉ cần kiểu dáng giống nhau, bạn hoàn toàn có thể dùng 2 loại vàng để thiết kế nhan doi cưới. Chính sự đồng bộ trong kiểu dáng đem lại sự hòa hợp cho đôi nhẫn. Bện cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các mẫu nhẫn vàng pha 2, 3 màu với kiểu dáng mới lạ và thời trang.

Ấn tượng hơn với mẫu nhẫn cưới sử dụng nhiều hạt đá nhỏ. Chiếc nhẫn đôi cưới không chỉ là một vật đính ước giữa hai người yêu nhau mà nó đã trở thành thứ đồ trang sức làm đẹp thêm cho phụ nữ. Sử dụng hạt đá một cách khéo léo và tinh tế, chiếc nhẫn đôi cưới của bạn trở nên rất bắt mắt và thời trang.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Miếng lau làm sạch trang sức bạc

 Trang sức bạc sau thời gian sử dụng sẽ bị bám bẩn hoặc ố, làm mất độ sáng bóng. Với các phương pháp thông thương như dùng nước cốt chanh, xà bông , kem đánh răng, tàn nhang ... không làm sạch hết các vết bẩn và không trả lại độ sáng bóng như mới cho trang sức.

- Miếng lau trang sức là một sản phẩm làm sạch trang suc được làm 100% từ chất liệu cotton rất mềm mại và thân thiện với môi trường, có kích thước nhỏ gọn chỉ như một chiếc khăn tay thông thường.
- Công dụng: Làm sạch và bóng các đồ trang sức bằng bạc

- Ưu điểm: Làm sạch cực nhanh và cực dễ, lại tiết kiệm, với những đồ trang sức nhỏ nhưng chiếc nhẫn, mặt dây chuyền, lắc tay...siêu tiết kiệm vì bạn có thể sử dụng nhiều lần và có thể mang theo người và dùng mọi lúc và mọi nơi vì nó rất nhỏ gọn.

- Sử dụng: Cách dùng rất đơn giản, dùng khăn lau lên bề mặt của trang sức bạc mà ta muốn làm sạch, chỉ sau một ít thời gian là ta đã có thể thấy trang sức của chúng ta trở lên sáng bóng nhanh chóng.

Gabriels Jewelry
Địa Chỉ: 19A Trần Quang Diệu , Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 0935 979 168
Website: trang suc

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Xu hướng nhẫn đôi cưới cho giới trẻ

Nhẫn đôi cưới là biểu tượng cho tình yêu vĩnh hằng và cũng là "thông báo ngầm" cho cả thế giới biết bạn đã có gia đình. Hầu hết các cặp uyên ương đều chọn nhan doi cưới dựa trên sở thích và túi tiền của mình. Các nhẫn đôi cưới bằng vàng tây, vàng trắng hoặc bạch kim được nhiều người lựa chọn vì chúng không bị xỉn màu nhiều theo thời gian và có giá trị nhất định.

Trong vài năm gần đây, nhẫn đôi cưới mang màu trắng làm từ vàng trắng hoặc bạch kim được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì sắc trắng sẽ khiến tay bạn sáng hơn. Tại nhiều cửa hàng trang suc lớn, bạn có thể mua được một nhẫn đôi cưới với giá từ 5 triệu đồng trở lên. Xu hướng nhẫn đôi cưới năm nay đơn giản, không chạm khắc hay đính đá cầu kỳ nên giá cả cũng có phần phù hợp với túi tiền người trẻ.

Khi mua nhẫn đôi, bạn nên tham khảo nhiều cửa hàng trang sức khác nhau để có sự so sánh. Bạn có thể tìm mua tại các trung tâm thương mại lớn vì ở đây thường quy tụ hầu hết các nhãn hiệu thời trang lớn trong nước và thế giới.
 


Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Chọn trang sức vàng phù hợp cho ngày cưới

Trong lễ cưới, nhiều gia đình có thủ tục cha mẹ tặng vàng cho đôi uyên ương với mong muốn cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ cuộc sống sung túc, giàu có sau này. Nhà gái sẽ tặng vàng trang sức cho con gái để cô có chút tài sản phòng thân mang sang nhà chồng. Nhà trai cũng tặng trang suc cho con dâu nhưng với ý nghĩa đó là món quà chào đón cô trở thành thành viên mới của gia đình. Mọi người đều coi thủ tục này là điều tốt lành, tuy nhiên nhiều cô dâu chú rể lại băn khoăn với cách tặng vàng này.

Các gia đình thường ưa chuộng tặng vàng 24K có giá đắt hơn hẳn các loại vàng non tuổi khác. Mà những đồ trang sức cô dâu được tặng đa số đều không được bán đi vì nhiều gia đình kiêng kỵ cho rằng bán của hồi môn hay quà tặng sẽ gây ra xui xẻo. Ngoài ra, nếu bán vàng trang sức, giá trị sẽ bị giảm đi nhiều, rất phí phạm.

Để giải tỏa được những băn khoăn và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với mỗi gia đình, mình sẽ đưa ra một số lời khuyên để các cô dâu chú rể lựa chọn và áp dụng trong thực tế đám cưới của mình.

1. Chọn nữ trang vàng 18K

Thay vì mua trang sức vàng 24K, bạn nên gợi ý gia đình mua vàng 18K. Vì thực tế, vàng 24K có giá cao và đặc biệt là khó đeo để các cô dâu có cơ hội sử dụng lại. Vàng 18K là trang sức thông dụng, dễ đeo, dễ kết hợp với quần áo nên tính hữu dụng cao hơn.

Khi mua vàng 18K, các gia đình chắc chắn sẽ còn thừa lại một số tiền nhất định so với ngân sách khi chọn mua vàng 24K. Số tiền thừa này có thể bỏ vào phong bao lì xì tặng kèm cùng trang sức để cô dâu chú rể có thêm chi phí lo liệu đám cưới hay đi hưởng tuần trăng mật.

2. Mua vàng miếng

Ngoài việc mua nữ trang, hai gia đình có thể mua vàng miếng để tặng trong đám cưới. Các mẫu trang suc thường khá đa dạng và có xu hướng thay đổi nhanh chóng nên mua vàng miếng sẽ là cách kinh tế nhất.

3. Thuê trang sức
Nhiều cô dâu lý giải, chuyện tặng trang sức chỉ để cha mẹ hai bên vui lòng và "đẹp mặt" gia đình nên không quá quan trọng. Nếu không muốn bỏ tiền ra mua vàng rồi sau đó cất vào tủ, các đôi uyên ương có thể nghĩ đến chuyện thuê trang sức vàng và dành số tiền định mua nữ trang để đôi uyên ương làm vốn sau này. Các trung tâm vàng bạc đá quý lớn hay các cửa hiệu kim hoàn đều có dịch vụ thuê trang sức với giá từ 1 triệu đồng trở lên. Đây cũng được coi là cách tiết kiệm mà vẫn làm hài lòng các bậc phụ huynh.

4. Chọn trang sức hợp với ý thích của cô dâu

Với đám cưới hiện đại, không nhất thiết các gia đình phải tặng trang sức vàng cho cô dâu mà có thể thay bằng một bộ trang sức vàng trắng, bạch kim. Chủ yếu các loại trang sức này sẽ phù hợp để cô dâu đeo hàng ngày và nó cũng không mất đi tính trang trọng và ý nghĩa khi bố mẹ hai bên trao tặng cho cô dâu.
>> Chọn mua trang sức phù hợp với bạn
Việc mua và tặng trang sức vàng trong đám cưới không nên quá cầu kỳ mà chủ yếu cần cân nhắc giải pháp sao cho phù hợp điều kiện kinh tế của từng gia đình. Trong ngày cưới, điều cần chú ý nhất chính là tạo không khí vui vẻ, gần gũi giữa hai gia đình để cô dâu chú rể nhanh chóng hòa nhập với hai nhà, ổn định cuộc sống sau đám cưới.